Hướng Dẫn Thiết Kế và May Áo Dài Nữ Tay Raglan Chuẩn Từng Bước

Vào thập niên 1960, nhà may Dung (Đa Kao, Sài Gòn) đã giới thiệu kiểu áo dài tay Ragla
Kiểu tay này khắc phục nhược điểm của tay thường bằng cách:

  • Đường ráp nách xéo từ cổ xuống nách → mặc êm vai, dễ vận động

  • Thân áo dài theo nhiều kiểu thời trang khác nhau.

  • Đến nay, áo dài Raglan vẫn được ưa chuộng rộng rãi.

2. SỐ ĐO MẪU (cm):

Vị trí đo

Số đo

Hạ eo sau

36

Hạ eo trước

40

Chéo ngực

18

Dáng ngực

18

Vòng cổ

32

Vòng ngực

82

Vòng eo

70

Vòng mông

84

Dài tay

70

Vòng nách

33

Bắp tay

24

Cửa tay

10

Dài áo

125


3. Phương pháp tính vải :

Khổ vải

Công thức

70 cm

  • 2(dài áo + lai) + 1 dài tay = 2(125 + 3) + 70= 326 cm (=350 cm cho áo và 580 cm cho cả bộ)

90 cm

  • 2(dài áo + lai) = 2(125+3)= 256cm ≈ 260 cm

120 cm

  • Áo : Dài áo + dài tay + lai = 125+70+3=198 cm ≈  200 cm

  • Cả bộ : 2(dài quần + lai quần + xếp xéo 5cm) + dài áo +lai áo=2(102+1+5)+125+3= 344 cm ≈  350 cm ( nếu có hoa văn = 380 cm)

150 cm

  • Áo : 2(dài tay + lai) ≈ 150 cm

  • Cả bộ : Áo + quần (110cm) ≈ 260 cm

4. Phương pháp thiết kế:

1. Thân sau (Hình C.2.3)

Cách xếp vải:

  • Từ  biên vải đo vào bằng đoạn ngang tà + 2 cm đường may

Các số đo chính:

  • AA₁ (Dài sau) = Số đo – nhấn ngực + lai
    → 125 – (40 – 36) + 3 = 124 cm

  • AA₂ (Hạ eo sau) = Số đo = 36 cm

  • A2A₃ (Hạ mông) = Hạ eo sau/2 = 36/2 = 18 cm

  • AA₄ (Hạ nách) = Vòng nách / 2 + 2
    → 33/2 + 2 = 18.5 cm (vai trung bình)

Vai:

  • Vai xuôi = Vai trung bình + 0.5 →1 = 19 – 19.5 cm

  • Vai ngang = Vai trung bình -  0.5 →1= 17 – 17.5 cm

Cổ sau:

  • Vào cổ = Cổ / 8 - 0.5 = 32 / 8 - 0.5 ≈ 3.5 cm

  • Hạ cổ = 0.5 cm

Ngang thân sau:

  • Ngang Ngực  = Ngực / 4 – 0.5 = 20 cm

  • Ngang eo = Eo / 4 + 3 (pince) = 23.5 cm

  • Ngang mông = Mông / 4 + 0.5 = 21.5 cm

  • Ngang tà = Ngang mông + 2 = 23.5 cm

2. Thân trước (Hình C.2.2)

Cách lấy thân trước:

  • Đặt thân sau lên vải, vẽ thân trước

Các số đo chính:

  • AA₁ (Dài trước) = Dài sau + chiết ngực = 124 + 4 =128  cm

  • AA₂ : Hạ eo trước= số đo =40 cm
    A2A₃ : Hạ mông trước = Hạ mông sau= 18 cm

  • AA₄ : Hạ nách trước = Hạ nách sau = 18.5  cm

  • Ngang tà trước = Ngang tà sau = 23.5 cm

  • Ngang mông trước = Ngang mông sau = 21.5 cm

  • Ngang eo= Eo/4+2=15+2=17 cm

  • Ngang ngực = Ngang ngực sau + 2 = 22 cm

Cổ áo:

  • AB = Cổ/8  + 1 =4 + 1 = 5 cm
    (đoạn này không vẽ vì là phần cổ thuộc về tay áo)

  • Cổ áo vẽ từ điểm B xuống

  • BC: Vào cổ = Cổ/8 +1 =4+1 = 5cm

  • BB₁ (Hạ cổ) = Vào cổ / 2 = 5 / 2 = 2.5 cm


Tay áo (Hình C.2.4)

Kích thước tay áo:

  • AA₁ (Dài tay) = Số đo – 5 + lai = 70 – 5 + 2 = 67 cm

  • AA₂ (Hạ nách tay) = Hạ nách thân sau + 0.5 = 18.5 + 0.5 = 19 cm

  • AA₃ (Hạ bắp tay) = 10 cm

  • Ngang tay  = Vòng nách / 2 = 33 / 2 = 16.5 cm

  • Ngang bắp tay = Vòng bắp tay / 2 + 1.5 = 24 / 1.5 = 13.5 cm

  • Ngang cửa tay = Số đo = 10 cm
    Vẽ cổ tay áo:

  • Vào cổ = 2 cm
    (Theo công thức: Vào cổ = Vào cổ sau / 2 + 0.5, nhưng chỉ lấy 2cm – phần dư trả về cổ trước tay áo)

  • Lên cổ = 1.5 cm


✦ Thiết kế bâu áo

🧵Bâu cao

  • Chiều cao bâu: 4 cm → 6 cm

  • Lưu ý: Phần đầu bâu nên vẽ thấp hơn phần giữa từ 1 – 2 cm để tạo độ thoải mái khi mặc.

🧵Bâu thấp

✦ NẸP HÒ

  • Đặt thân trước lên vải vẽ nẹp.

  • Lấy dấu các phần sau:

    • ½ cổ trước

    • Nách trước

    • Vẽ đường cong cổ và đường nẹp hò


✦ VẠT CON

  • Lấy dấu phần ½ thân trước,cổ trước,nách trước,sườn trước (không lấy phần nhấn ngực),vẽ vạt con

✦ NẸP TÀ

  • Vẽ 4 miếng có chiều ngang 2 cm; chiều dài từ eo đến lai.


5. Cách gia đường may 🔧

  • Cổ: chừa 0.7 cm

  • Sườn áo: chừa 2.5 cm

  • Tà áo chừa:

    • 1 cm (cặp nẹp)

    • 2 cm (tà nam)

  • Nách thân áo, sườn tay, tay áo: chừa 1.5 cm

  • Lai áo: cắt sát

  • Nẹp tà: cắt sát

6. Các chi tiết cắt ✂️

  • 1 thân trước

  • 1 thân sau

  • 2 tay áo

  • 1 vạt con

  • 1 miếng bầu (keo ép Nhật)

  • 1 miếng bầu bên ngoài

  • 1 miếng bầu bên trong

  • 4 miếng nẹp tà, mỗi miếng 2cm ngang

🧵7. Quy trình may

✦ May thử

  1. May nhấn ngực, nhấn eo

  2. Ráp sườn tay

  3. Ráp sườn áo bên tay trái

  4. Ráp nách :

    • Ráp nách thân trước vào nách tay trước phía bên tay trái
      (may từ cổ đến nách)

    • Ráp nách thân sau vào nách tay sau phía bên tay trái
      (may từ cổ đến nách)

  5. Ráp nách tay sau với nách thân sau bên tay phải

  6. May cầm (may một lớp ngay đường phấn đã ghim giữ vải) ở:

    • Cổ trước

    • Nách trước

    • Sườn trước (bên phải)

    • Nách trước

    • Sườn sau (bên phải)

📌 Khi mặc thử, nếu điểm nào không vừa, ta dùng kim ghim giữ lại và vẽ lại đường may.

✦ Quy trình may chính

  • Ép bâu, may bâu

  • May chiếc ngực, chiếc eo

  • May vạt con vào thân sau

  • May lai tay, ráp sườn tay

  • May hò áo, lược hò

  • May tà áo

  • Ráp bâu vào thân áo

  • Lược bâu, lược tà, vắt cổ, luôn

  • Ráp sườn trước và sườn sau phía tay trái

  • Ráp nách

  • Kết nút, móc, đính bọ

  • Ủi.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng định mức nguyên phụ liệu tham khảo

Hướng dẫn giác sơ đồ tự động Optitex.

Nhảy size là gì ?